Các dự án xây dựng đường cao tốc trên địa bàn tỉnh đã được tái khởi động. Sau thời gian gặp khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng cũng như về nguồn vốn. Theo quy hoạch, trên địa bàn tỉnh có 5 tuyến đường cao tốc đi qua gồm: TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây; Bến Lức - Long Thành; Phan Thiết - Dầu Giây; Biên Hòa - Vũng Tàu và Dầu Giây - Đà Lạt. Trong số này, đường cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây đã hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác từ năm 2015. Vậy tái khởi động các dự án đường cao tốc?
Ảnh: Chủ tich Nguyễn Xuân Phúc tham gia các dự án xây dựng đường cao tốc trên địa bàn tỉnh đã được tái khởi động
XEM THÊM
5 thông tin HOT của Phú Mỹ mà nhà đầu tư không nên bỏ qua
Đường 319 nổ lực hoàn thành xây dựng thế nào trong năm 2020
Dự án Metro là đòn bẩy phát triển thị trường Bất động sản Phía Đông
Tuy nhiên, trước thực trạng quá tải của đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, Bộ GT-VT đã giao Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư mở rộng đường cao tốc này và phải hoàn thành trong quý IV - 2020.
Ảnh: Minh họa bản đồ dự án cao tốc tái hẹn khởi động
Cụ thể, trước mắt, để nghiên cứu giảm ùn tắc giao thông trên tuyến và xác định quy hoạch đất dành cho tuyến cao tốc nêu trên, Bộ trưởng Bộ GT- VT giao Tổng công ty Cửu Long tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây trong đầu quý.
IV-2020 làm cơ sở xem xét, đưa vào kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025. Trong đó giai đoạn 2021-2030, nghiên cứu quy mô đầu tư từ 8-10 làn xe đoạn nút giao An Phú - Long Thành, riêng đoạn Long Thành - Dầu Giây giữ nguyên quy mô 4 làn xe.
Như vậy, đến thời điểm này, cùng với việc đưa vào khai thác đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và đang xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành; Phan Thiết - Dầu Giây thì đã có 3/5 tuyến đường cao tốc được quy hoạch đi qua địa bàn tỉnh đã và đang được triển khai thực hiện.
Đường cao tốc Bến Lức - Long Thành có tổng chiều dài 58km. Theo ông Lê Mạnh Hùng, tháng 8-2020, Bộ Tài chính đã đề xuất Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) gia hạn hiệp định tài trợ lần 2 trị giá 286 triệu USD đến ngày 31-12-2023.
Hiện nay, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), chủ đầu tư dự án Đường cao tốc Bến Lức - Long Thành cũng đang kiến nghị các bộ sớm có công thư đề nghị ADB chấp thuận gia hạn hiệp định vay lần 2 để sớm có vốn thanh toán cho các nhà thầu thi công và triển khai thực hiện các hạng mục tiếp theo.
Khi hiệp định vay vốn được ký kết, tiến độ hoàn thành xây dựng toàn bộ đường cao tốc Bến Lức - Long Thành dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2023. Khi đường cao tốc Bến Lức - Long Thành được xây dựng hoàn thành, Đồng Nai sẽ có thêm 27km đường cao tốc từ dự án này.
Đối với đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, do là dự án trọng điểm quốc gia nên thời gian thực hiện cũng được quy định rất chặt chẽ.
Đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây có tổng chiều dài 99km. Theo tiến độ đề ra, vào năm 2022, khi dự án Đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây hoàn thành xây dựng, Đồng Nai cũng sẽ có thêm 51,5km đường cao tốc từ dự án này.
Đối với đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đã hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng có tổng chiều dài 55km, trong đó đoạn đi qua địa bàn tỉnh có chiều dài hơn 40km.
Với các mốc tiến độ đưa ra, đến năm 2023 khi dự án Đường cao tốc Bến Lức - Long Thành xây dựng hoàn thành, Đồng Nai sẽ có gần 120km đường cao tốc đi qua địa bàn từ 3 dự án đường cao tốc gồm: TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây; Phan Thiết - Dầu Giây và Bến Lức - Long Thành.
Bảng giá dự án